Khi muốn thể hiện sự giàu có không mấy ai nghĩ đến xe đạp mà người ta chỉ nghỉ ngay đến các loại ô tô đắt tiền để chứng tỏ mình là người có địa vị có tiền và có quyền trong xã hội, thế nhưng tại sao trong bài viết này lại thể hiện quan điểm hoàn toàn ngược lại.
Bất chợt ở một nơi nào đó bạn vô tình nhìn thấy dòng quảng cáo ghi dòng chữ “chiếc xe hơi là bộ mặt của bạn” điều có thật sự là quá đúng ở rất nhiều quốc gia nhưng không phải ở Thái Lan. Đối với Thái Lan điều đó hoàn toàn không đúng mà sự thật là chiếc xe đạp mới là bộ mặt của bạn. Tại sao ? tại vì xe đạp đã ăn sâu vào tiềm thức cũng như tồn tại mãi trong trái tim người dân của xứ sở chùa tháp và nó trở thành biểu tượng của quốc gia này.
Người dân Thái Lan rất sáng tạo họ tiêu khiển bằng xe đạp không giống như bất cứ nơi nào trên thế giới. Họ tiêu khiển bằng cách tụ tập thành những nhóm rất đông từ vài chục người, vài trăm người rồi những nhóm này lại gom lại với những nhóm kia tạo thành một tập thể hàng ngàn người thuộc tất cả các tầng lớp trong xã hội chỉ để đi dạo bằng xe đạp lycra, họ di chuyển khắp nơi từ các sân bay, hải cảng, hồ chứa nước, lến xuống những ngọn đồi và đi dọc theo những cung đường đầy rừng rậm.
Người Thái cũng được xem là bậc thầy của lĩnh vực truyền thồn quảng bá hình ảnh, đơn giản chỉ cần nhìn vào nền du lịch Thái Lan, khi mà lượng du khách luôn tăng nườm nượp sau mỗi năm. Họ luôn có một chính phủ biết cách truyền thông và quảng bá hình ảnh điều này giúp cho họ thành công. Cụ thể họ đã tổ chức một cuộc diễu hành bằng xe đạp hàng năm do chính phủ quân đội tổ chức. Và tất cả mọi thành viên của gia đình hoàng gia đều tham gia ủng hộ vào cuộc diễu hành này và đương nhiên là chính phủ Thái cũng không được vắng mặt.
Động thái đi xe đạp của quốc gia này thể hiện sự thay đổi đáng thú vị về mặt xã hội và kinh tế. Nếu như trong những năm của thập niên 80 những người đi xe đạp phải như vậy vì họ vốn không có sự lựa chọn nào khác. Khi đó nhiều doanh nghiệp trong nước ít vốn đã tận dụng xe đạp như một phương tiện di chuyển chủ chốt để giao sản phẩm đến các khu vực xung quanh. Bên cạnh đó một số người thuộc thế hệ trước ở đây thường thích đi xe ôm hoặc tuk-tuk hơn là đi xe đạp vì xe đạp di chuyển lâu và chậm chạp. Và ai có khả năng có nhiều tiền thì sắm cho mình một chiếc xe máy của Nhật cho đến khi số người chết vì tai nạn giao thông do xe máy xảy ra quá nhiều đến nỗi một Bác sĩ phải thốt lên và nghĩ đến một khái niệm căn bệnh Nhật Bản. Dạo đó một chiếc xe được đánh giá rất cao được xem là nấc thang để đánh giá kinh tế. Cụ thể một chiếc Honda Cub 50 cc có thể đi được một quãng đường khá dài có thể lên đến 200 km dù chỉ tiêu tốn một gallo xăng và thế là nhà nhà đua nhau mua sắm xe máy khắp nơi ở Châu Á.
Nhưng cũng có một câu chuyện khác đó là ở Myanmar, quốc gia được Liên hợp quốc đánh giá là kém phát triển nhất nhưng lại sở hữu rất nhiều xe đạp, ngoài nước này hiện nay còn sở hữu rất nhiều xích lô phương tiện vận chuyển bằng sức người. Cũng tại Mandalay, thành phố nằm ở phía Bắc của quốc gia này hầu như vắng bóng của ô tô chỉ vỏn vẹn có vài chiếc mô tô 500 cc do Anh sản xuất đôi khi vội vã lướt qua những con đường bụi bặm, và phương tiện công cộng hay taxi chủ yếu là những chiếc xe ngựa cũ kỹ.
Trở lại Việt Nam, một thời gian khá dài quốc gia này cũng chịu sự thống trị của xe đạp. Tiếng kêu ken két của những chiếc xe đạp phát ra như là một âm thanh quen thuộc khi dòng người đi xe dừng lại tại các giao lộ có đèn báo giao thông.
Cũng giống như những người Myanmar và những người Thái nghèo khó, đại bộ phận người Việt Nam xưa điều sử dụng xe đạp vì họ phải làm vậy không có sự lựa chọn nào khác.
Nếu như nhìn sang Châu Âu có thể dễ dàng nhận thấy họ có thể thoải mái đi làm bằng xe đạp để đến nơi làm việc, thế nhưng thực tế nếu nhìn sang hầu hết các quốc gia ở Đông Nam Á việc đi làm bằng xe đạp là điều không thể, một phần cũng là do sự tương quan khí hậu rõ ràng, Châu Âu khí hậu lạnh, khu vực Đông Nam Á vốn nóng ẩm nhiệt đới nên việc đạp xe sẽ tốn nhiều năng lượng và vất vả hơn nhiều. Mặc dù là thân thiện với môi trường nhưng thật ra có rất ít người muốn đi xe đạp dưới thời tiết nóng như đỏ lửa. Tuy nhiên Bangkok mặc dù cũng có thời tiết khá oi bức dưới cái nắng liên tục ở mức 28 độ C nhưng người người vẫn đạp xe bất chấp.
Thật khó để nói điều điên rồ nhất là có thể đạp xe dưới tiết trời nóng bức, không khí ô nhiễmm chưa kể đường xá chật chội, ổ gà, ống cống có thể gây ra tai nạn mọi lúc, mà người Thái chỉ đi xe đạp cho vui cho kết nối và chia sẻ với mọi người chứ chẳng ai ai thích đạp xe đạp đến nơi làm việc như ở Châu Âu cả.